Chọn thiết bị chống sét phối hợp

Tuesday, 06/12/2022, 20:27

 

Chọn thiết bị chống sét phối hợp

 

Tại sao phải kết hợp các cấp bảo vệ với nhau ?

 

Như bài viết trước đã đề cập về cách chọn thiết bị theo dòng cắt và điện áp Up - In / Imax càng cao càng tốt mà Up thì ngược lại - càng thấp càng tốt, nhưng khả năng của một thiết bị chống sét (SPD) sẽ không thể đáp ứng đồng thời các các thông số đó một cách tốt nhất được (như Imax cao thì Up sẽ cao chứ không thấp hơn). Vì vậy, để đáp ứng thì chúng ta cần chọn thiết bị phối hợp với nhau theo nhiều cấp để có khả năng chịu dòng xung cao và để lại một điện áp dư thấp, đảm bảo an toàn cho các thiết bị cần bảo vệ.

Cấp bảo vệ thứ nhất : Thông thường, cấp bảo vệ đầu tiên (bảo vệ sơ cấp) nên có một bộ phóng điện (spark gap) hay ống phóng điện khí (gas discharge tube - GDT). Các phần tử này hở mạch trong trạng thái bình thường, không có bất kỳ dòng điện nào chạy qua. Mỗi loại linh kiện đều có điện áp phóng điện đặc trưng (có thể thay đổi với các dạng sóng khác nhau). Khi điện áp này bị vượt quá, các linh kiện này sẽ thông mạch và dẫn tất cả dòng điện xuống đất. Khi điện áp cao biến mất, các linh kiện trở về trạng thái hở mạch như ban đầu.

Cấp bảo vệ thứ hai : Các thành phần hình thành cấp bảo vệ thứ hai tốt hơn so với cấp đầu tiên, thường là Varistor - đây là linh kiện điện tử với điện trở biến đổi. Trở kháng của chúng rất cao khi điện áp bình thường và bắt đầu giảm một cách phi tuyến khi điện áp tăng lên. Chúng đáp ứng nhanh hơn so với bộ phóng điện (spark gap) với thời gian nhỏ hơn 25ns nhưng có nhược điểm là: ở điện áp bình thường dù trở kháng của chúng có thể rất cao nhưng vẫn tạo ra dòng rò nhỏ đi qua.

Cấp bảo vệ thứ ba : Thường được sử dụng các phần tử là đi-ốt triệt điện áp đột biến (suppressor diodes ), chúng phản ứng rất nhanh (dưới 1ns), có khả năng để lại điện áp dư rất thấp nhưng không thể chịu được dòng điện lớn hơn một vài ampe.

Việc chọn SPD phối hợp với nhau môt cách đúng đắn sẽ cho ra mức điện áp dư thấp nhất theo mô hình sau

 

Chọn các thiết bị chống sét phối hợp Type 1, type 2 và type 3

Xung điện quá áp bị cắt giảm qua các cấp bảo vệ

Theo sơ đồ minh họa này thì chúng ta thấy xung quá áp từ vài chục kV, sau khi đi qua các cấp bảo vệ (Type) thì điện áp đã bị cắt giảm còn vài trăm vôn, thậm chí vài chục vôn tùy theo thiết bị trong một khoản thời gian cực ngắn.

Từ các đặc điểm về công nghệ như trên nên chúng ta phải biết kết hợp các thiết bị lại một cách phù hợp, thiết bị có khả năng chịu dòng lớn ở phía trước rồi đến các lớp có dòng chịu đựng nhỏ nhưng điện áp dư còn lại thấp ở phía sau (phải từ Type 1 đến Type 2 rồi Type 3) theo hướng thâm nhập của các dòng xung sét. 

 

Khoảng cách kết hợp giữa các SPD như thế nào ?

 

Như vậy, để có hiệu quả tốt nhất thì ta cần bảo vệ theo nhiều cấp như trên. Tuy nhiên, nếu các thiết bị bảo vệ được đấu nối cùng một mạch điện mà không có bất kỳ một trở kháng đường dây nào giữa chúng thì thành phần nào đáp ứng nhanh nhất sẽ chịu toàn bộ quá điện áp, trong khi những thiết bị cắt sét mạnh mẽ nhất thì không có đủ thời gian để kích hoạt. Nếu quá điện áp là rất lớn, nó có thể phá hủy hoặc làm hư hỏng các thiết bị đó. Ngay cả khi xung quá áp không gây hại cho SPD thì cũng không có ý nghĩa gì khi lắp đặt một thiết bị mạnh mẽ với khả năng chịu đựng dòng xung rất lớn mà lại không bao giờ hoạt động.

Để 2 SPD phối hợp một cách đúng đắn thì độ dài đường dây nguồn điện giữa chúng phải ít nhất là 10 mét. Ví dụ như thiết bị cắt sét AC Type 1 (DS504E-320/G, DS254E-300/G ..) bảo vệ ở tủ điện chính thì thiết bị cắt sét AC Type 2 (DAC80-40-275, DAC50-40-275 …) sẽ lắp ở tủ điện phòng máy tính, phòng làm việc khác, giữa 2 bộ này phải cách nhau 10 mét dây.

 

phối hợp TBCS bằng trở kháng đường dây dài trên 10 mét

Phối hợp các cấp bảo vệ bằng trở kháng của chính đường dây, L1 lớn hơn 10 mét

Nhưng trong điều kiện không gian không cho phép, tất cả đều nằm trong một phòng nhỏ, không đáp ứng 10m dây thì làm sao ? Trong điều kiện này thì chúng ta sẽ sẽ xen giữa 2 cấp bảo vệ một cuộn cảm L.

 

Phối hợp các TB chống sét bằng cuộn cảm L

Cuộn cảm L phối hợp giữa các cấp bảo vệ

Cuộn cảm L này chúng ta thường gọi là cuộn lọc sét (như Cuộn cảm phối hợp chống sét DSH63, ATLINK ..), chúng được lắp nối tiếp trên đường dây từ SPD có khả năng mạnh đến SPD có khả năng thấp và Up thấp hơn. Vì lắp nối tiếp nên chúng chỉ chịu được dòng điện có cường độ giới hạn đi qua nó, các dòng tải này được NSX nêu ra sẵn trên sản phẩm.

Nếu các thiết bị cắt sét sơ cấp, thứ cấp và các cuộn lọc này được lắp chung vào một tủ thì chúng ta thường gọi là Tủ cắt lọc sét AC nối tiếp cho dễ hiểu.

Ngoài ra, trong bộ này còn có thể kết hợp thêm các module lọc nhiễu (như DUC, DS40HF) để triệt tiêu các nhiễu loạn RFI/EMI.

 

>>> Với Công nghệ VG độc quyền của CITEL, các thiết bị được sản xuất theo công nghệ VG này có thể lắp đặt cạnh nhau mà không cần quan tâm đến khoảng cách giữa các thiết bị, không cần cuộn L để phối hợp ở giữa. Xem thêm về các ưu điểm khác của công nghệ này ở bài CÔNG NGHỆ VG TECHNOLOGY

 

Khoảng cách bảo vệ tối ưu ?

Sau khi dòng điện đi qua các cấp bảo vệ sẽ cho ra mức điện áp bảo vệ Up phù hợp với các thiết bị theo yêu cầu, tuy nhiên chúng ta cần lưu ý mức điện áp Up này chỉ duy trì trên đường dây ở một cự ly nhất định, nếu càng xa thì xung điện áp sẽ càng tăng trở lại.

 

điện áp sẽ bị tăng trở lại nếu cách xa SPD

Theo các tiêu chuẩn thì họ khuyến cáo độ dài này nên được giới hạn trong phạm vi 10 mét đường dây là tốt nhất.

Trong thực tế đã có nhiều người trang bị tủ cắt lọc sét AC nối tiếp có khả năng chịu đựng dòng xung lớn (vài trăm kA), dòng tải cao (vài trăm, vài ngàn ampe) và Up thấp được lắp đặt ngay tại tủ điện tổng để bảo vệ cho cả tòa nhà nhiều tầng. Điều này có thể sẽ không hợp lý vì lúc đó các thiết bị điện ở xa (ở các phòng hoặc tầng trên) sẽ không được bảo vệ với mức Up như kỳ vọng.

Mặc khác, vì lắp nối tiếp cho tải tiêu thụ nên cũng sẽ phát sinh nhiều rủi ro về quá tải, quá nhiệt, mất điện .v.v. giá thành của các bộ cắt lọc sét này thường rất cao. Như vậy sẽ vừa không an toàn, nhiều rủi ro vừa lãng phí nếu chúng ta sử dụng không phù hợp.

Tóm lại, SPD đặt càng gần thiết bị cần bảo vệ thì càng tốt, chỉ nên sử dụng các bộ cắt lọc sét mắc nối tiếp trong trường hợp không đáp ứng về khoảng cách.

 

>>> Các bài liên quan đến cách chọn SPD

Other news

Saturday,13/05/2023
Lightning rod is a common name used to refer to a system installed on the top of a building or on a high pole, consisting of one or more metal rods with pointed ends connected to ground conductors for protection. for structures, buildings and objects below from being struck by lightning.
Tuesday,06/12/2022
The surge protection selection must be done following the local electrical code requirements (e.g. : minimum rating for In) and specific conditions (e.g. : high lightning density).
Saturday,13/05/2023
Surge surge protection devices (SPDs), also known as surge suppressors, are specific products in the electrical industry, the specifications of lightning protection devices on documents or products displayed Displays symbols and parameters to describe their own properties. Based on these parameters we can understand and compare the technical features of the devices, in order to use them most effectively.
Saturday,13/05/2023
Different electrical networks have different specifications and connections, so manufacturers have designed products for their respective protection installations. If selected incorrectly and installed improperly, not only will it lose its effectiveness, but it can also cause damage, fire, loss of electrical safety and affect the entire system.
Monday,03/04/2023
Brazilian researchers captured on camera the moment when lightning rods on buildings released an upward discharge to attract incoming lightning.
Monday,13/03/2023
Some standards on Lightning Protection, Earthing of International (IEC, IEEC), Vietnam and other countries (France, Spain, US, British ..)
Wednesday,07/12/2022
What is the resistivity of the earth? The resistance of a cube earth is 1m3, to the current flowing from one side of the earth block to the opposite face. The unit of resistivity of soil is Ωm (ohm meter). It is possible to measure resistivity of soil according to the Wenner or Schlumberger method.
Wednesday,07/12/2022
Sử dụng Type của thiết bị chống sét như thế nào ? Các thiết bị chống sét thuộc nhóm hay Type được các nhà sản xuất quy định trên mỗi sản phẩm, chúng phải đáp ứng theo các yêu cầu thử nghiệm của tiêu chuẩn IEC. Vậy khi nào thì sử dụng type 1, type 2 hay type 3, sử dụng như thế nào là phù hợp ?
Wednesday,07/12/2022
Sét là một hiện tượng khí tượng phức tạp. Nắm rõ được bản chất quá trình hình thành và tác động của sét đến các công trình xây dựng, ví dụ như các tòa nhà, kho tàng, bến bãi, các cột, tháp vô tuyến, phát thanh truyền hình, các đường dây điện lực, đường dây viễn thông, đường dây điện thoại, internet, cáp đồng trục anten phi đơ từ đó ta có các biện pháp phòng chống sét một cách có hiệu quả. Vậy sét là gì ?
Wednesday,07/12/2022
IEC và UL là hai bộ tiêu chuẩn lớn nhất được áp dụng trên thế giới, hãy xem có sự khác nhau và giống nhau như thế nào, đối với các thiết bị chống sét lan truyền trên đường nguồn của hãng Citel thì sao.