VG là công nghệ độc quyền và được cấp bằng sáng chế của CITEL dựa trên việc sử dụng các loại ống khí Gas đặc biệt là GSG (viết tắc từ Gas filled Spark Gap). Các phần tử GSG này là kết quả của hơn 80 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực ống phóng khí, hoạt động thích nghi với mạng lưới điện và mang lại sự hoạt đông mạnh mẽ và ổn định: sự kết hợp giữa GSG với các Varistor là sự hợp nhất các ưu điểm của cả hai công nghệ đang ứng dụng hiện nay trên thế giới.
Các công nghệ triệt tiêu xung điện áp cho mạng điện đang áp dụng phổ biến trên thế giới là Metal Oxide Varistor (MOV) và Air Gap + Trigger.
VG Technology là sự phối hợp cả 2 phần tử MOV + GSG trong cùng một linh kiện.
CITEL ban đầu đã phát triển Công nghệ VG cho các thiết bị cắt sét type 1 (TBCS-T1), sau đó đã mở rộng cho các thiết bị chống sét lan truyền Type 2 (TBCS-T2). Các sản phẩm này sử dụng rất hiệu quả và thường được áp dụng cho các pháp triệt tiêu các xung điện áp lan truyền cho hệ thống điện AC và điện mặt trời
Bộ phóng điện GSG (Gas-filled-Spark Gap) là phần tử triệt xung điện hiệu suất cao của CITEL có phương thức hoạt động thích nghi với nhiều kiểu mạng điện hạ áp khác nhau, chịu dòng xả rất lớn, đảm bảo sự hoạt động ổn định và bền bỉ. Như vậy sẽ nâng cao sự tin cậy đối với sản phẩm này hơn
GSG có thể dẫn các dòng điện xung rất cao (Iimp, Imax) đi xuống đất nhưng điện áp dư (Up) còn lại là rất thấp - Điều này như các TBCS bình thường thì phải phối hợp nhiều cấp lại với nhau mới thực hiện được (như TBCS-T1 lắp ở vị trí đầu nguồn, TBCS-T2 lắp ở vị trí khu vực.)
Do đó, khi dùng 1 sản phẩm CNVG sẽ:
Các phần tử CNVG có thể xử lý các mức TOV rất cao, như chịu quá áp 450Vac với điện áp định mức 220V mà không có bất kỳ sự suy giảm nào về mức độ bảo vệ. kết quả sẽ:
Không giống như các công nghệ "Air Gap", công nghệ "VG" không tạo ra bất kỳ dòng phóng theo nào, sẽ nâng cao tính phục vụ liên tục (không làm ảnh hưởng đến các thiết bị bảo vệ quá dòng (OCP) trong các sự cố), cho nên sẽ:
Tất cả các thành phần của bộ bảo vệ quá áp VG được thiết kế để xử lý dòng xả xung cao mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào từ các hệ thống phụ trợ. Ngược lại, công nghệ “Air Triggered Air Gap”, bao gồm một mạch điều khiển, sử dụng các phần tử công suất rất thấp để xử lý một phần dòng điện đột biến. Trong một số biên độ nhỏ, quá áp thấp, mạch công suất nhỏ này sẽ xử lý toàn bộ dòng điện và cuối cùng sẽ hỏng..., như vậy sẽ:
TBCS VG sử dụng một hệ thống ngắt kết nối an toàn và cung cấp chỉ thị trạng thái hoạt động theo thời gian thực. Với công nghệ "bộ phóng điện kích hoạt", hệ thống ngắt kết nối & báo trạng thái chỉ có thể cung cấp tình trạng của các mạch điều khiển mà không bao gồm mạch chính.
Trong thời gian hoạt động bình thường, ngoài các xung điện áp đột biến thì Varistor vẫn luôn dẫn một dòng điện nhỏ đi qua. Dòng điện này là kết quả của dòng làm việc (Ic) và dòng rò (Ipe) và do sự kết nối varistor đến hệ thống tiếp đất. Đây là loại dẫn điện có thể gây ra sự suy giảm cho các varistor theo thời gian - đặc biệt là trong các mạch điện một chiều - sẽ làm các cho varistor bị lão hóa sớm.
Trong trường hợp lắp đặt bảo vệ phối hợp, các TBCS lắp đặt phía sau thiết bị VG không cần các lưu ý đặc biệt nào, chẳng hạn không cần có một khoảng cách đủ lớn giữa các vị trí lắp đặt như các công nghệ thông thường để đảm bảo sự hoạt động hiệu quả giữa các SPD.
TBCS có type thấp hơn có thể lắp đặt ngay sau các TBCS công nghệ VG
TBCS VG có thể được sử dụng kết hợp với các Type khác mà không cần thêm bất kỳ cuộn cảm phối hợp nào khác đi kèm.
Khi dùng TBCS VG thì sẽ không cần quan tâm đến các vấn đề kỹ thuật như tiêu chuẩn yêu cầu về khoảng cách phối hợp giữa các TBCS, chúng có thể lắp gần hoặc xa đều có tác dụng bảo vệ theo đúng khả năng.
Kết luận : Thiết bị triệt xung quá áp lan truyền của CITEL dựa trên công nghệ VG cung cấp mức độ hiệu quả và độ tin cậy tốt nhất hiện nay, điều kiện cần thiết để đạt được hiệu suất tối đa cho các hệ thống bảo vệ quá áp lan truyền.