Dòng điện chạy qua cơ thể gây ra tác dụng điện phân, như phân huỷ các chất lỏng trong cơ thể, đặc biệt là máu, dẫn đến phá vỡ các thành phần của máu cũng như các mô trong cơ thể.
Dòng điện chạy qua cơ thể còn gây ra tác dụng kích thích, có khả năng phá hoại quá trình sinh học của cơ thể. Nó kích thích các tế bào, gây ra co giật các cơ bắp trong đó đặc biệt là các cơ tim và cơ phổi.
Những tác động này làm tổn thương cơ thể sống, có thể phá hoại và làm ngừng hoàn toàn sự hoạt động của cơ quan hô hấp và tuần hoàn. Chính sự tác động của dòng điện qua cơ thể làm cho các cơ bị co giật, nên khi bị tai nạn điện người ta thường nói là bị điện giật. Dòng điện qua cơ thể người ngoài việc tác động trực tiếp vào chức năng hoạt động của tim và phổi, nếu dòng điện truyền qua não sẽ phá hoại trực tiếp hệ thần kinh trung ương.
Các tác động về nhiệt, điện phân hay kích thích đều phụ thuộc vào giá trị của dòng điện đi qua người và quyết định mức độ nguy hiểm đối với cơ thể.
Dòng điện khi chạy qua cơ thể gây kích thích mà con người cảm giác được gọi là dòng điện cảm giác.
Dòng điện cảm giác đối với phụ nữ khoảng 0,7 mA, còn đối với đàn ông khoảng 1,1 mA. Như vậy dòng điện cảm giác chung cho cả đàn ông và đàn bà là khoảng 1 mA.
- Quyết định giữa cái sống và chết của ngưòi bị sét đánh nằm trong tay người cứu.
- Trước hết phải làm cho 2 bộ phận tim, phổi hoạt động, sau đó mới cứu các bộ phận khác: bỏng, v.v..
Sét đánh là một tai nạn về điện. Chất lượng sơ cứu tai nạn điện phụ thuộc vào sự nhanh nhẹn, tháo vát và cứu chữa đúng cách. Khi có người bị nạn (sét đánh), phải nhanh chóng cứu chữa, không được để lãng phí thì giờ vào việc xác định xem người đó đã chết chưa và trong mọi trường hợp không được từ chối việc cứu chữa người bị nạn.
Thời gian sơ cứu được tính từ lúc nạn nhân bị bất tỉnh hoặc có dấu hiệu suy hô hấp và cơn sét đã đi qua, tuỳ tình trạng của người bị nạn mà tiến hành sơ cứu, cho tới khi nạn nhân trở lại bình thường hay giao người bị sét đánh cho cơ quan y tế.
Nếu tim ngừng đập thì xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Phải thổi ngạt và xoa bóp tim ngoài lồng ngực kể cả suốt thời gian chuyên chở đến bệnh viện và chỉ ngừng sơ cứu khi đã bàn giao cho y tế.
Phải căn cứ vào các hiện tượng sau đây để xử lý cho thích hợp:
Người bị sét đánh chưa mất tri giác, chỉ bị hôn mê trong giây lát, tim còn đập, thở yếu thì phải để nạn nhân ra chỗ thoáng khí yên tĩnh chăm sóc cho hồi tỉnh. Sau đó đi mời y, bác sỹ hoặc nhẹ nhàng đưa đến cơ quan y tế gần nhất để theo dõi chăm sóc. Cần theo dõi vì trong thời gian đầu hay sốc và rối loạn nhịp tim.
Lúc đầu tim mạch và phổi vẫn làm việc bình thường, sau đó do rối loạn chức năng não dẫn đến ngừng thở. Khi đó phải tiến hành hô hấp nhân tạo.
Khi người bị sét đánh mất tri giác, nhưng vẫn còn thở nhẹ, tim đập yếu thì đặt nạn nhân nơi thoáng khí, yên tĩnh (nếu trời rét thì đặt nơi kín gió), nới rộng quần áo, thắt lưng, cho nạn nhân ngửi amoniắc, nước tiểu, ma sát toàn thân cho nóng lên và cho người đi mời y, bác sỹ đến để chăm sóc.
Nếu người nạn nhân không còn thở, tim ngừng đập, toàn thân co giật giống như chết thì phải đưa nạn nhân ra chỗ thoáng khí, nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm nạn nhân ra. Nếu lưỡi bị thụt vào thì kéo ra. Tiến hành làm hô hấp nhân tạo và hà hơi thổi ngạt. Phải làm liên tục, kiên trì cho đến khi có ý kiến của y, bác sỹ quyết định mới thôi.
Yêu cầu trong cấp cứu người bị sét đánh: Nhanh chóng, khẩn trương.
• Cấp cứu tại chỗ;
• Cấp cứu kiên trì;
• Cấp cứu liên tục
Đặt nạn nhân nằm sấp, một tay gối vào đầu, một tay duỗi thẳng, mặt nghiêng về phía tay duỗi, moi rớt rãi trong mồm và kéo lưỡi (nếu lưỡi thụt vào). Người làm hô hấp ngồi trên lưng nạn nhân, 2 đầu gối quỳ xuống kẹp vào hai bên hông nạn nhân, hai bàn tay để vào hai bên cạnh sườn, hai ngón tay cái để sát sống lưng, ấn tay đếm nhẩm "1-2-3" rồi lại từ từ thả tay, thẳng người đếm nhẩm"4-5-6".
Cứ làm như vậy 12 lần trong 1 phút, đều đều theo nhịp thở của mình, làm cho đến khi nạn nhân thở được hoặc có ý kiến quyết định của y bác sỹ mới thôi. Phương pháp này thường được áp dụng khi chỉ có một người cứu.
Đặt nạn nhân nằm ngửa, dưới lưng đặt gối mềm hoặc quần áo vo tròn lại, để đầu hơi ngửa, kéo mồm há ra, moi rớt rãi trong mồm và và kéo lưỡi ra và một người ngồi bên cạnh giữ lưỡi.
Nếu mồm mím chặt thì thì lấy que cứng (không sắc) để cậy ra. Người cứu ngồi phía đầu, cách đầu (20-30) cm, hai tay cầm lấy hai tay nạn nhân (chỗ gần khuỷu), từ từ đưa lên phía trên đầu sao cho hai bàn tay nạn nhân gần chạm vào nhau. Sau 2-3 giây nhẹ nhàng đưa tay nạn nhân gâp lại và lấy sức mình ép hai tay nạn nhân lên ngực. Sau 2-3 giây lặp lại động tác trên.
Cố gắng làm từ 16-18 lần trong một phút. Làm thật đều và đếm "1-2-3" cho lúc hít vào, "4-5-6" cho lúc thở ra. Làm liên tục cho đến khi nạn nhân tự thở được bình thường hoặc có ý kiến quyết định của y, bác sỹ mới thôi. Phương pháp này không khí đưa vào phổi được nhiều hơn phương pháp nằm sấp, nhưng phải có hai người.
Phương pháp này có nhược điểm là nạn nhân nằm ngửa nên dịch vị chạy lên cuống họng làm cản trở hô hấp. Lúc làm hô hấp nhân tạo chú ý theo dõi chuyển biến của nạn nhân. Lúc thấy có hiện tượng tốt (mí mắt rung rinh, môi rung) thì lập tức nghỉ hô hấp nhân tạo vài giây để cho nạn nhân tự hô hấp. Lúc nạn nhân đã tự thở được phải đắp cho họ thật ấm và không cho cử động vì tim lúc này hãy còn yếu có thể nạn nhân bị ngất lại.
Hô hấp bằng tay, động tác hít vào
Hô hấp bằng tay, động tác thở ra
(Là phương pháp cứu chữa có hiệu quả phổ biến nhất hiện nay)
Để nạn nhân nằm ngửa, nới rộng quần áo, thắt lưng, moi rớt rãi trong mồm nạn nhân ra, đặt đầu nạn nhân hơi ngửa ra phía sau. Người cứu đứng (hoặc quỳ) bên cạnh nạn nhân, đặt chéo hai bàn tay lên ngực trái (vị trí của tim) rồi dùng cả thân người ấn nhanh, mạnh làm lồng ngực nạn nhân bị nén xuống 3- 4 cm.
xoa bóp tay vào lồng ngực khi câp cứu
Sau khoảng 1/3 giây thì buông tay ra để lồng ngực nạn nhân trở lại bình thường. Làm như vậy khoảng 60 lần/phút. Đồng thời với tác động ép tim, phải có người thứ hai để hà hơi.
Tốt nhất nếu có miếng gạc hoặc khăn mùi xoa đặt lên mồm nạn nhân, người cứu ngồi bên cạnh đầu, lấy một tay bịt mũi nạn nhân, một tay giữ cho mồm nạn nhân há ra (nếu thấy lưỡi bị tụt vào thì kéo ra), hít thật mạnh để lấy nhiều không khí vào phổi, rồi ghé sát vào mồm nạn nhân mà thổi cho lồng ngực phồng lên (hoặc bịt mồm để thổi vào mũi khi không thổi vào mồm được).
Hà hơi cho nạn nhân từ 14 đến 16 lần trên phút. Điều quan trọng là phải kết hợp hai động tác nhịp nhàng với nhau, nếu không động tác này sẽ phản lại động tác kia.
Cách phối hợp đó là: cứ thổi ngạt một lần thì làm động tác xoa bóp (ép tim) 4 nhịp (phù hợp với mỗi nhịp thở khoảng 4 giây và nhịp đập của tim là 1 giây). Làm liên tục cho đến khi nạn nhân tự thở được hoặc có ý kiến của y, bác sỹ mới thôi.
Kỹ thuật ép tim khi cấp cứu hô hấp
Nếu chỉ có một người cứu thì có thể làm như sau: Lần lượt thay đổi các động tác, cứ 2 đến 3 lần thổi ngạt thì lại chuyển sang 4 đến 6 lần ấn vào lồng ngực.
Nên nhớ rằng, việc cấp cứu người bị sét đánh là một công việc khẩn cấp, càng nhanh chóng càng tốt, tuỳ theo hoàn cảnh mà phải chủ động phương pháp cấp cứu cho thích hợp.