Tim Hiểu Về Đèn Cảnh Báo Chướng Ngại Vật Hàng Không

Thursday, 17/10/2024, 10:59

Đèn cảnh báo chướng ngại vật hàng không là yếu tố quan trọng giúp phi công nhận diện các công trình cao từ xa, đảm bảo an toàn bay trong điều kiện tầm nhìn hạn chế. Bài viết này cung cấp cái nhìn tổng quan về đèn cảnh báo, từ vai trò, tiêu chuẩn lắp đặt, đến cách lựa chọn đèn phù hợp cho từng loại công trình. Ngoài ra, bạn sẽ được hướng dẫn chi tiết qua các liên kết đến các bài viết chuyên sâu, giúp hiểu rõ hơn về quy trình lắp đặt và các giải pháp tiên tiến từ OBSTA.

 

Giới thiệu tổng quan về đèn cảnh báo chướng ngại vật hàng không

 

Đèn cảnh báo chướng ngại vật hàng không là gì?

Đèn cảnh báo chướng ngại vật hàng không (Đèn báo không) là thiết bị phát sáng quan trọng được lắp đặt trên các công trình cao như tòa nhà, cột tháp, đường dây điện cao thế và các công trình tương tự để cảnh báo cho phi công về sự hiện diện của chướng ngại vật trên đường bay. Nhờ đèn cảnh báo, các phi công có thể dễ dàng nhận diện và tránh các chướng ngại vật này từ xa, ngay cả trong điều kiện ban đêm hoặc tầm nhìn kém.

 

Vai trò của đèn cảnh báo chướng ngại vật hàng không

Đèn báo không đóng vai trò thiết yếu trong việc đảm bảo an toàn bay bằng cách cung cấp ánh sáng cảnh báo tại những khu vực tiềm ẩn nguy hiểm cho máy bay, đặc biệt là các chướng ngại vật cao. Chúng giúp phi công có thể nhận diện các công trình từ xa và phòng tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra.

Các ví dụ về công trình cần lắp đặt đèn cảnh báo chướng ngại vật hàng không bao gồm:

  • Tòa nhà cao tầng: Các tòa nhà vượt qua giới hạn chiều cao an toàn cần được trang bị đèn báo để đảm bảo an toàn cho máy bay bay tầm thấp.
  • Cột tháp viễn thông: Những công trình này có thể nằm gần lộ trình bay, đặc biệt khi chúng được lắp đặt gần các sân bay hoặc các tuyến bay thấp.
  • Đường dây điện : Cao thế và siêu cao thế, đặc biệt là các đường dây điện kéo dài qua sông, núi hoặc lắp đặt trên biển (từ đất liền ra đảo hoặc nối giữa các đảo), nơi mà máy bay có thể bay ở mực bay thấp.

 

Tiêu chuẩn lắp đặt đèn cảnh báo chướng ngại vật hàng không

Việc lắp đặt đèn cảnh báo chướng ngại vật hàng không phải tuân thủ các tiêu chuẩn khắt khe trong nước cũng như quốc tế để đảm bảo sự an toàn tối đa cho máy bay khi bay qua khu vực có công trình nguy hiểm.

Tiêu chuẩn tại Việt Nam:

  • Nghị định 32/2016/NĐ-CP quy định về quản lý độ cao của các chướng ngại vật hàng không và các yêu cầu bắt buộc đối với việc lắp đặt đèn cảnh báo trên các công trình vượt quá giới hạn chiều cao.
  • TCVN 8753:2011: Tiêu chuẩn Việt Nam về thiết kế và khai thác sân bay dân dụng, trong đó nêu rõ các yêu cầu lắp đặt đèn cảnh báo cho các công trình nằm gần khu vực sân bay.
  • Quyết định 836/QĐ-CHK ngày 12/04/2024 của Cục Hàng không Việt Nam về việc ban hành Hướng dẫn việc thực hiện quy định, khuyến cáo thực hành của ICAO (Annex 14, Volume I) về Thiết kế, khai thác sân bay (Tu chỉnh lần 5).

Tiêu chuẩn quốc tế:

Các quy định quốc tế của ICAO (Tổ chức Hàng không Dân dụng Quốc tế) và FAA (Cục Hàng không Liên bang Hoa Kỳ) cũng là tiêu chuẩn quan trọng để bảo đảm các công trình cao được đánh dấu đúng cách:

  • ICAO: Phụ lục 14, Chương 6 quy định cụ thể về ánh sáng và màu sắc đèn cảnh báo, đảm bảo độ sáng và tính nhận diện cao.
  • FAA: Tiêu chuẩn FAA 150/5345-43J yêu cầu đèn cảnh báo phải có cường độ ánh sáng đủ mạnh để dễ dàng nhận diện, ngay cả trong thời tiết xấu.
  • Quy định hàng không Canada (CAR), Anh (MOD), Thụy Sĩ (OFAC)…

 

Phân loại và lựa chọn đèn cảnh báo chướng ngại vật

Phân loại đèn cảnh báo chướng ngại vật

Có ba loại đèn cảnh báo chướng ngại vật chính dựa trên cường độ ánh sáng:

  • Đèn cảnh báo chướng ngại vật cường độ thấp: Phát ra ánh sáng đỏ ổn định, được lắp đặt trên các công trình có chiều cao vừa phải (<45m), thường được sử dụng vào ban đêm.
  • Đèn cảnh báo chướng ngại vật cường độ trung bình: Phát ra ánh sáng nhấp nháy đỏ hoặc trắng, có thể sử dụng cho cả ban ngày lẫn ban đêm, phù hợp với các công trình như tháp truyền thông hoặc các công trình cao tầng có chiều cao từ 45m đến dưới 150m.
  • Đèn cảnh báo chướng ngại vật cường độ cao: Phát ra ánh sáng trắng mạnh mẽ, sử dụng cho những công trình có chiều cao rất lớn như tòa nhà chọc trời hoặc các tua-bin gió (chiều cao từ 150 m trở lên so với mặt đất).

Cách lựa chọn đèn cảnh báo

Lựa chọn đèn cảnh báo phù hợp không chỉ dựa vào chiều cao của công trình mà còn phụ thuộc vào môi trường xung quanh và thời gian hoạt động. Ví dụ:

  • Đối với các công trình chỉ cần cảnh báo vào ban đêm, đèn cường độ thấp (loại A/B) hoặc trung bình (loại B) là lựa chọn hợp lý.
  • Đối với công trình chỉ cần cảnh báo ban ngày, lựa chọn đèn cường độ trung bình (loại A) hoặc cường độ cao (loại A/B)
  • Đối với các công trình cần cảnh báo cả ngày và đêm, giải pháp tốt nhất là lựa chọn đèn cường độ trung bình với ánh sáng trắng hoặc đèn 2 màu, nhấp nháy màu trắng vào ban ngày và màu đỏ vào ban đêm.

 

Các công trình yêu cầu lắp đặt đèn cảnh báo chướng ngại vật hàng không

 

công trình yêu cầu lắp đặt đèn cảnh báo chướng ngại vật

 

Có một số công trình bắt buộc phải lắp đặt đèn cảnh báo chướng ngại vật để đảm bảo an toàn hàng không, bao gồm:

  1. Các công trình trong khu vực sân bay: Các công trình trong phạm vi sân bay phải được đánh dấu bằng đèn cảnh báo để tránh va chạm với máy bay khi cất và hạ cánh.
  2. Đường dây điện cao thế và siêu cao thế: Đèn cảnh báo phải được lắp đặt trên các cột điện và các điểm cao nhất của các đường dây điện này để đảm bảo nhận diện an toàn.
  3. Chướng ngại vật có chiều cao trên 150m: Các công trình cao hơn 150m so với mặt đất phải được chiếu sáng bằng đèn cảnh báo cường độ cao để đảm bảo nhận diện trong các điều kiện ban đêm hoặc thời tiết xấu.
  4. Tua bin gió: Tuốc bin gió phải được đánh dấu và/hoặc chiếu sáng nếu xác định nó là Chướng ngại vật

 

OBSTA - Giải pháp cảnh báo chướng ngại vật hàng không

Giới thiệu về OBSTA

OBSTA là một trong những nhà cung cấp hàng đầu thế giới về giải pháp đèn cảnh báo chướng ngại vật hàng không. Các sản phẩm của OBSTA đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn quốc tế như ICAO và FAA, giúp đảm bảo rằng các công trình được nhận diện rõ ràng từ xa trong mọi điều kiện thời tiết và ánh sáng. Đèn OBSTA được thiết kế để hoạt động bền bỉ, tiết kiệm năng lượng và dễ dàng bảo trì. Đặc biệt, đèn OBSTA được thiết kế tương thích với kính nhìn đêm (NVG) phù hợp tiêu chuẩn FAA.

Xem thêm: Giới thiệu về OBSSTA

Dòng sản phẩm của OBSTA

OBSTA cung cấp nhiều loại đèn cảnh báo với các tính năng phù hợp cho từng loại công trình, đối tượng cần được cảnh báo bảo vệ:

 

Tổng Kết

Việc lựa chọn và lắp đặt đèn cảnh báo chướng ngại vật hàng không không chỉ giúp bảo vệ an toàn bay mà còn là yêu cầu bắt buộc đối với nhiều công trình. Từ các tiêu chuẩn quốc tế đến các giải pháp cụ thể, đèn báo không đóng vai trò không thể thiếu trong việc đảm bảo sự nhận diện của các chướng ngại vật có thể gây ảnh hưởng đến lộ trình bay.


*Lưu ý: Những bài viết chi tiết tiếp theo sẽ giúp bạn có cái nhìn sâu hơn và cung cấp các hướng dẫn thực tế về cách triển khai, lắp đặt và lựa chọn giải pháp phù hợp cho từng loại công trình và môi trường cụ thể.

Other news

Thursday,23/05/2024
Lightning protection involves using technical measures and systems to protect people, property, and infrastructure from the harmful effects of lightning. This system helps minimize the risk of damage caused by direct lightning strikes or induced surges.
Tuesday,04/06/2024
Alongside lightning rods that protect structures, transient surge protection plays a crucial role in protecting internal electrical and electronic devices.
Monday,27/05/2024
Learn about the lightning protection system (LPS): definition, purpose, types, and detailed installation guide to protect buildings and equipment from lightning damage.
Saturday,13/05/2023
Lightning rod is a common name used to refer to a system installed on the top of a building or on a high pole, consisting of one or more metal rods with pointed ends connected to ground conductors for protection. for structures, buildings and objects below from being struck by lightning.
Wednesday,16/10/2024
Trong lĩnh vực công nghệ, điện tử và viễn thông, việc truyền tải thông tin giữa các thiết bị là một yếu tố vô cùng quan trọng. Để thực hiện việc này, hệ thống sử dụng tín hiệu và chuẩn truyền thông
Monday,26/08/2024
Surge Protective Devices (SPD) come in various types, each designed to meet specific standards such as IEC or UL. This article explains the different types of SPDs, their classifications, and a detailed comparison based on IEC and UL standards.
Tuesday,06/12/2022
The surge protection selection must be done following the local electrical code requirements (e.g. : minimum rating for In) and specific conditions (e.g. : high lightning density).
Wednesday,26/06/2024
TAEC introduces a set of standards from Vietnam and around the world regarding grounding and grounding resistance.
Saturday,22/06/2024
This article will guide you through international, continental, national, and Vietnamese lightning protection standards, highlighting their significance and practical applications in various sectors.
Saturday,13/05/2023
Surge surge protection devices (SPDs), also known as surge suppressors, are specific products in the electrical industry, the specifications of lightning protection devices on documents or products displayed Displays symbols and parameters to describe their own properties. Based on these parameters we can understand and compare the technical features of the devices, in order to use them most effectively.