TAEC - Tiêu chuẩn IEC và UL là hai bộ tiêu chuẩn lớn nhất được áp dụng trên thế giới hiện nay. Trong bài viết này sẽ giới thiệu đó là các tiêu chuẩn gì, chúng giống và khác nhau như thế nào. Đồng thời, tìm hiểu về tính đáp ứng của các thiết bị chống sét AC do hãng Citel sản xuất đối với các tiêu chuẩn IEC và UL.
IEC là tên viết tắt của International Electrotechnical Commission (Ủy ban Kỹ thuật Điện Quốc tế), đây là một tổ chức phi lợi nhuận chuyên xây dựng và ban hành các tiêu chuẩn quốc tế về kỹ thuật điện. Tổ chức này được thành lập vào năm 1906 và có trụ sở đặt tại Luân Đôn (Anh). Tuy nhiên, sau một thời gian hoạt động thì IEC đã chuyển trụ sở đến Genève (Thụy Sĩ) từ năm 1948.
Logo biểu tượng của IEC
Tiêu chuẩn IEC chính là một tập hợp những tiêu chuẩn kỹ thuật được phát triển bởi Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế. Tiêu chuẩn liên quan và IEC đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hình và phát triển ngành công nghiệp điện, điện tử. Nó không chỉ là một bộ quy chuẩn đơn thuần, mà còn là cầu nối quan trọng giữa các nhà sản xuất, người tiêu dùng và các cơ quan quản lý trên toàn thế giới.
UL được viết tắt của Underwriter Laboratories, là một tổ chức khoa học an toàn độc lập chuyên về thử nghiệm, kiểm nghiệm, và cấp chứng nhận cho các sản phẩm nhằm đảm bảo chúng đáp ứng các tiêu chuẩn an toàn. UL giúp xác định và giảm thiểu các rủi ro về an toàn của các sản phẩm, hệ thống và dịch vụ.
Logo biểu tượng của UL
Trụ sở chính của UL đặt tại Chicago, Illinois, Mỹ và được sáng lập năm 1894 bởi Wiliam Henry Merrill. Họ chứng nhận sản phẩm với mục đích an toàn cho cả người lao động và người tiêu dùng. Bên cạnh việc kiểm tra, họ đặt ra các tiêu chuẩn công nghiệp để tuân theo khi phát triển sản phẩm mới.
UL liên tục kiểm tra các sản phẩm để đảm bảo chúng đáp ứng các tiêu chuẩn này. Họ cũng đảm bảo rằng các sản phẩm được sản xuất một cách chính xác để có độ an toàn cao nhất.
Các tiêu chuẩn của IEC được ban hành dựa trên sự đồng thuận từ nhiều ủy ban gồm các chuyên gia từ khắp nơi trên thế giới. Các chuyên gia trong các ủy ban từ mỗi quốc gia đề xuất các thay đổi cho tiêu chuẩn quốc tế. IEC xem xét các yêu cầu này và ban hành một tiêu chuẩn dự trên sự đồng thuận. Tiêu chuẩn này sau đó được gửi đến tất cả các tổ chức tiêu chuẩn quốc gia trên toàn thế giới. Tại châu Âu, tiêu chuẩn này được tổ chức quốc gia ở mỗi quốc gia chấp nhận.
IEC không cấp chứng nhận sản phẩm. Các cơ sở kiểm tra được chứng nhận bởi IEC có trách nhiệm kiểm tra sản phẩm theo các quy trình được nêu chi tiết trong tiêu chuẩn.
Cơ quan chứng nhận của mỗi quốc gia nhận được báo cáo kiểm tra chính thức (CB Report) từ phòng thí nghí nghiệm được chứng nhận bởi IEC và sau đó cấp chứng nhận. Cơ quan chứng nhận của mỗi quốc gia thường xuyên thực hiện các cuộc kiểm tra tuân thủ tại cơ sở sản xuất đối với các sản phẩm đã được chứng nhận. Đã có nhiều tổ chức nổi tiếng cấp chứng nhận dựa trên các tiêu chuẩn của IEC.
UL là một công ty chứng nhận an toàn độc lập toàn cầu. Mỗi tiêu chuẩn an toàn sản phẩm của UL được phát triển và duy trì bởi một ủy ban kỹ thuật toàn cầu duy nhất đặt tại Bắc Mỹ. Các tiêu chuẩn UL được thông qua theo hình thức dân chủ chứ không phải bằng sự đồng thuận. Điều này thể hiện tính độc lập, khách quan trong việc đánh giá sự an toàn của các sản phẩm và đảm bảo rằng chúng đáp ứng các tiêu chuẩn nghiêm ngặt.
UL sở hữu các cơ sở kiểm tra cũng như các phòng thí nghiệm độc lập chứng nhận và cấp chứng nhận UL. Có hai loại dấu UL khác nhau là “UL Listed” và “UL Recognized”. Những dấu này tương ứng với các cấp độ chứng nhận khác nhau:
Việc phân loại này giúp dễ dàng xác định thành phần nào phục vụ cho công việc lắp ráp, sản xuất hay được sử dụng trực tiếp.
UL thường xuyên tiến hành các cuộc kiểm tra sản xuất không theo lịch trình đối với các nhà sản xuất có sản phẩm đã được chứng nhận. Nếu kết quả cuộc kiểm tra được đánh giá là không đạt yêu cầu, chứng nhận có thể bị tạm ngưng hoặc thu hồi.
Cả hai tiêu chuẩn đều hướng đến mục tiêu đảm bảo an toàn, nâng cao chất lượng sản phẩm, và thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp. Tuy nhiên cũng có một số nội dung được chú trọng khác nhau khi sản phẩm đạt được chứng nhận.
CITEL - Chuyên gia trong lĩnh vực bảo vệ chống tác hại của xung điện áp, là một thành viên tích cực của hai tổ chức chứng nhận này. Toàn bộ các chuyên gia từ Citel tham gia tích cực vào các Ủy ban này bằng cách chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm của họ để giúp củng có các tiêu chuẩn này, để nâng cao độ an toàn và độ tin cậy của tất cả các thiết bị chống sét (SPD).
Trong một thế giới ngày càng toàn cầu hóa, việc trao đổi, mua bán, và sử dụng các thiết bị, sản phẩm hàng hóa giữa các quốc gia trở nên phổ biến hơn bao giờ hết. Để đảm bảo sự an toàn, tương thích và chất lượng của các sản phẩm này, cần phải có bộ quy chuẩn chung được quốc tế công nhận, trong đó các tiêu chuẩn UL và IEC là phổ biến và quan trọng nhất trong các tiêu chuẩn chống sét hiện nay.
N2T-ThyAn