Phương pháp đo điện trở đất

Thứ ba, 06/12/2022, 11:51

Cách đo điện trở đất

 

Trước khi lên phương án thiết kế về một hệ thống chống sét nào đó cần phải tiến hành bước khảo sát và đo điện trở suất của đất, trong khi thi công và sau khi hoàn thành việc lắp đặt thiết bị chống sét, kim thu sét và hệ thống tiếp đất thì chúng ta cần phải đo giá trị điện trở tiếp đất của hệ thống, xem đã đạt yêu cầu chưa để cho hệ thống vận hành.

Vậy phải có cách đo tiếp địa như thế nào, phải theo các phương pháp đo gì để đảm bảo số liệu chính xác ?

Tùy theo mỗi yêu cầu về tham số đo, cấp độ chính xác và đặc điểm của hệ thống tiếp địa để chọn các phương pháp đo thích hợp. Mỗi máy đo cũng được trang bị các chức năng đo khác nhau để đáp ứng nhu cầu và khả năng tài chính phù hợp.

Các dòng máy đo điện trở liên quan đến tiếp địa của Chauvin-Arnoux gồm :

  1. Thiết bị đo điện tiếp địa : C.A 6421, C.A 6423, C.A 6415, C.A 6416 , Ampe kìm đo điện trở đất C.A 6417
  2. Máy đo tiếp đất và điện trở suất : C.A 6460, C.A 6462, C.A 6470N, C.A 6471, C.A 6472 & C.A 6474

 

Đo điện trở tiếp địa & điện trở suất của đất theo các phương pháp chính gồm

 

Phương pháp đo điện trở đất 3P (3 cực - 62%)

Đo điện trở tiếp đất 3P

phương pháp đo 3 cực

Cách đo kiểu 3P là phương pháp truyền thống dùng các điện cực phụ để đo tiếp đất hiện có. Máy đo CA 6470N, CA 6471, C.A 6472, có thể được dùng để đo điện trở mà không bị ảnh hưởng bởi bất kỳ điện áp nhiễu của các điện cực phụ RS và RH.
Máy thích hợp cho mọi môi trường đo, ngay cả khi sử dụng ở môi trường khó khăn nhất, phương pháp này bảo đảm đo với điện trở của điện cực phụ có thể đến 100 kΩ và điện áp nhiễu có biên độ là 60V (điện áp đỉnh).

 

Phương pháp đo điện trở đất 4P (4 cực)

Đo điện trở tiếp đất theo phương pháp 4 cực

phương pháp đo 4 cực

Thực hiện phương pháp đo 4P bằng cách nối 2 đầu của cực H & S (của máy đo) đến 2 cọc đo, đầu dây cực E nối với hệ thống tiếp đất, đầu dây của cực ES nối chung với đầu dây cực E gần phía tiếp đất. Phương pháp đo 4 cực (4P) đặc biệt thích hợp để đo các hệ thống tiếp đất có điện trở rất thấp. Kiểu đo này có độ phân giải tốt gấp 10 lần phương pháp đo 3P thông thường và cũng không cần sự cân bằng điện trở của các dây đo chính.

 

Phương pháp đo lựa chọn 4P (4 cực)

Đo điện trở tiếp đất lựa chọn 4P

phương pháp đo 4 cực với kẹp

Cách đo lựa chọn với 4 cực được sử dụng kết hợp với kẹp đo. Với những hệ thống tiếp đất đa hệ được kết nối song song với nhau, việc tách rời chúng để đo điện trở mỗi hệ thống sẽ mất thời gian và đôi khi khó thực hiện, thậm chí có thể ảnh hưởng đến các thiết bị khác đang hoạt động. Phương pháp này vừa bảo đảm an toàn, tiết kiệm thời gian nhưng cũng vừa có những ưu điểm của phương pháp đo 4P. Đấu nối dây như hình vẽ đính kèm.

 

Cách đo tiếp địa bằng 2 kẹp

 

Đo điện trở tiếp đất bằng 2 kẹp đo

phương pháp đo bằng 2 kẹp (không đóng thêm cọc phụ)

Trong trường hợp một hệ thống có nối song song tiếp đất, ta có thể dùng 2 ampe kìm cùng với máy đo để thực hiện đo chính xác điện trở tiếp đất. Nguyên tắc của phương pháp đo này là phải đặt 2 kẹp vòng quanh dây tiếp đất đo và nối mỗi kẹp với dụng cụ đo. Một kẹp đưa vào mạch vòng tiếp đất một tín hiệu biết trước (32V / 1367 Hz) trong khi đó kẹp kia sẽ đo dòng điện chảy trong mạch vòng. Phương pháp này tiết kiệm thời gian đáng kể khi đo tiếp đất do không cần thời gian bố trí các điện cực phụ hoặc ngắt rời các mối nối tiếp đất.

 

Phương pháp đo điện trở ghép hợpĐo điện trở tiếp đất ghép hợp

Để đánh giá sự tác động tương hỗ về điện trở của 2 hệ thống tiếp đất riêng lẽ, chúng ta cần phải xác định điện trở ghép hợp, giá trị này có thể nhỏ hơn. Người đo thực hiện 3 phép đo liên tiếp (2 phép đo thông thường với phương pháp 3P cho 2 hệ thống là R1& R2, và một phép đo tiếp đất với phương pháp 2P giữa 2 hệ thống với nhau (R1-2).
Sau đó, thiết bị đo sẽ tự động tính điện trở ghép hợp : Rc = (R1 +R2 –R1-2) / 2.

 

Cách đo điện trở suất của đất

Để đo điện trở suất của đất, ta cần sử dụng các model máy có chức năng đó ( từ CA 6460 trở lên). Thực hiện theo các phương pháp đo điện trở suất theo Wenner hoặc đo theo mạch Schlumberger, tần số đo có thể chỉnh tay hoặc tự động .v.v. tùy theo model máy

Đo điện trở suất theo Schlumberger
 
Đo điện trở suất theo Wenner

Cách đo điện trở tiếp địa của cột điện cao thế

đo tiếp đất cho cột điện cao thế
 
Đây là phương pháp đo phối hợp giữa CA 6472 + CA 6474 . Áp dụng cho các cột điện cao thế, cột anten viễn thông, cột điện gió . . . được liên kết với nhau qua các đường như dây chống sét trên cao, dây bảo an tín hiệu .v.v. Có thể thực hiện các phép đo mà không cần phải ngắt rời dây chống sét, nghĩa là không cần phải leo lên đỉnh cột hoặc dùng các phương tiện xe nâng để đưa người lên đỉnh cột cao thế, nhờ đó sẽ an toàn hơn lại tiết kiệm thời gian và kinh phí đo kiểm.
  • Thực hiện đo tổng trở kháng đường dây
  • Thực hiện đo tổng điện trở tiếp đất của cả cột điện cap áp (cột + dây nối đất)
  • Thực hiện đo điện trở tiếp đất của mỗi chân cột điện cao áp
  • Kiểm tra chất lượng dây nối tiếp đất từ đỉnh cột

Các tin khác

Thứ năm,23/05/2024
Sấm sét là một hiện tượng thiên nhiên mà con người không thể chống lại hay ngăn chặn sự hình thành, vậy làm thế nào để hạn chế thiệt hại thấp nhất có thể
Thứ ba,04/06/2024
Việc hiểu rõ chống sét lan truyền là gì và cách thực hiện sẽ góp phần quyết định chọn lựa giải pháp bảo vệ an toàn tối ưu nhất cho công trìnhh
Thứ hai,27/05/2024
Hệ thống chống sét là gì ? đó là một tập hợp các thiết bị và phương pháp kỹ thuật nhằm bảo vệ các công trình xây dựng, thiết bị điện tử và con người khỏi thiệt hại do giông sét gây ra.
Thứ bảy,13/05/2023
Cột thu lôi hay cột chống sét là các tên gọi thường dùng để nói đến một hệ thống lắp trên đỉnh của một tòa nhà hoặc trên cột cao, bao gồm 1 (hay nhiều) thanh kim loại có đầu nhọn, được nối với một dây dẫn điện bằng kim loại xuống mặt đất (tiếp địa) để bảo vệ tòa nhà trong trường hợp bị sét đánh. Khi sét có thể đánh xuống mục tiêu là tòa nhà thì chỉ đánh vào cột thu lôi mà thôi, không đánh trúng công trình, con người, cây cối .v.v.. tránh gây ra...
Thứ năm,05/12/2024
Các hệ thống truyền thông RS (RS232, RS422, RS485) thường được triển khai trong môi trường công nghiệp và thương mại, nơi có nhiều nguy cơ từ sét và nhiễu điện.
Thứ sáu,29/11/2024
Ethernet là một công nghệ mạng cục bộ (LAN - Local Area Network) được sử dụng rộng rãi nhất hiện nay, cho phép các thiết bị kết nối và giao tiếp với nhau trong cùng một mạng với phương thức truyền dữ liệu theo các khung (frame) qua các cáp kết nối, đảm bảo hiệu suất ổn định và tốc độ cao.
Thứ ba,26/11/2024
RS232, RS422, RS485 là những giao thức truyền thông nối tiếp phổ biến, chúng đảm nhận vai trò quan trọng trong việc kết nối các thiết bị điều khiển, đo lường và giám sát.
Thứ hai,25/11/2024
Fipway là một chuẩn truyền thông công nghiệp được phát triển bởi Schneider Electric, được thiết kế để cung cấp thông tin hữu ích về tình trạng của các thiết bị đã được cài đặt, nhằm tối ưu hóa thời gian và hiệu quả hoạt động.
Thứ sáu,22/11/2024
Tín hiệu 4-20mA là chuẩn truyền thông phổ biến trong đo lường và điều khiển công nghiệp nhờ tính ổn định, truyền dữ liệu chính xác. Tuy nhiên, hệ thống này dễ bị hư hại bởi sét lan truyền, gây gián đoạn và thiệt hại
Thứ tư,16/10/2024
Trong lĩnh vực công nghệ, điện tử và viễn thông, việc truyền tải thông tin giữa các thiết bị là một yếu tố vô cùng quan trọng. Để thực hiện việc này, hệ thống sử dụng tín hiệu và chuẩn truyền thông