Các nhà nghiên cứu người Brazil đã quay lại được khoảnh khắc khi các kim chống sét trên các tòa nhà phóng ra tia tiên đạo hướng lên để thu hút các tia tiên đạo hướng xuống từ đám mây.
Benjamin Franklin đã phát minh ra kim thu lôi vào thế kỷ 18, và các hệ thống này đã bảo vệ các tòa nhà và con người khỏi các rủi ro do sự tác động của sự phóng điện từ khí quyển từ đó đến nay.
Tuy nhiên, chi tiết về nguyên lí hoạt động của kim thu lôi vẫn là chủ đề của nhiều nghiên cứu khoa học.
Mặc dù các hệ thống chống sét trực tiếp sử dụng kim thu sét phát xạ sớm hiện đại bao gồm các bộ phận hỗ trợ để làm cho chúng hiệu quả hơn; so với chúng, cột thu lôi có cấu tạo đơn giản hơn: một thanh đồng hoặc nhôm đặt trên điểm cao nhất của một tòa nhà có dây kết nối đến đất.
Khi sét đánh vào tòa nhà, dòng điện sẽ ưu tiên đi qua con đường tốt nhất - có điện trở thấp nhất - và sau đó đi xuyên qua các dây dẫn đến đất, bảo vệ cho tòa nhà và các đối tượng bên dưới khỏi các dòng và điện áp cực cao do sét tạo ra.
Kim chống sét không đợi thiên lôi đánh vào nó. Chưa đầy một phần nghìn giây trước khi dòng điện truyền vào nó, đầu kim này, bị lực hút tĩnh điện kích thích từ sự phóng điện âm của đám mây, chúng sẽ phát các tia điện dương đi lên để kết nối với chúng.
(Theo The New York Times)