Giông sét ngày càng nguy hiểm hơn do khí thải của tàu biển

Saturday, 12/11/2022, 14:47

 

Giông bão và Sấm sét ngày càng nguy hiểm hơn do khí thải của tàu biển

 

Những hoạt động gây ô nhiễm của con người không chỉ ảnh hưởng dài hạn đến khí hậu mà còn có thể trực tiếp tác động ngay đến thời tiết. "Bằng việc thêm các hạt từ khí thải tàu vào khí quyển, có thể chúng ta đang biến những cơn mưa giông bình thường thành giông sét dữ dội hơn"

Các nhà khoa học Mỹ phát hiện, khí thải từ tàu thuyền khiến những cơn giông bão kèm sấm sét xảy ra nhiều hơn, Popular Science hôm nay đưa tin. Ở những khu vực có hoạt động trên biển nhộn nhịp, số lượng bão kèm sấm sét nhiều gấp đôi bình thường.

 

Tàu thuyền trên sông biển thải ra nhiều chất ô nhiễm làm cho giông sét ngày càng trở nên nguy hiểm và khó lường hơn

 

Khói thải từ tàu biển làm dông sét ngày càng trở nên nguy hiểm hơn

 

Việc bơm các hạt vật chất nhỏ vào khí quyển có thể tạo nên giông bão kèm sấm sét. Sét hình thành trong những đám mây chứa băng, nước dạng lỏng và những dòng khí chuyển động thẳng. Khi các hạt băng nặng, gọi là đá mềm, di chuyển xuống dưới do trọng lực thì những hạt tuyết nhỏ hơn sẽ đi lên trên theo dòng khí, va vào nhau và phóng điện.

Đá mềm thường mang điện tích âm còn hạt tuyết mang điện tích dương. Chúng va vào nhau gây phóng điện, tạo thành sét. Sấm sét sẽ xảy ra nhiều hơn nếu điều kiện lý tưởng, tức là những đám mây chứa nước, các hạt băng và tinh thể tuyết, xuất hiện thường xuyên hơn.

Aerosol là những hạt vật chất nhỏ dạng lỏng hoặc rắn như hơi nước, khói, bụi, góp phần tạo thành mây. Nếu không khí quá sạch, ít aerosol, thì các hạt mây cũng ít hình thành hơn.

Các hạt mây sẽ lớn và nặng khi hấp thụ nước xung quanh. Do đó, chúng sẽ rơi xuống nhanh hơn tạo ra mưa mưa mà không kèm theo sét. Nói cách khác, những hạt vật chất nhỏ trong không khí chính là yếu tố khiến giông bão mang theo nhiều sấm sét.

 

(Ảnh Mihai Simonia)

Các nhà khoa học tiến hành nghiên cứu để tìm hiểu xem, những hoạt động tạo ra các hạt này như xe cộ, tàu thuyền, nhà máy thải khí, ảnh hưởng bao nhiêu đến quá trình hình thành sét. Năm 2004, chuyên gia Robert Holzworth tại Đại học Washington bắt đầu tạo ra một hệ thống cảm biến có tên Hệ thống Định vị Sét Toàn cầu.

Những hoạt động gây ô nhiễm của con người không chỉ ảnh hưởng dài hạn đến khí hậu mà còn có thể trực tiếp tác động ngay đến thời tiết. "Bằng việc thêm các hạt từ khí thải tàu vào khí quyển, có thể chúng ta đang biến những cơn mưa bão bình thường thành giông bão kèm sấm sét"

"Mỗi khi xuất hiện sét, sóng vô tuyến trong khí quyển sẽ bị nhiễu", Joel Thornton, nhà khoa học khí quyển tại Đại học Washington, Seattle, cho biết. "Nếu đặt máy cảm biến tại những nơi có thể dò được sự nhiễu sóng, thì khi chúng dò được sự nhiễu sóng ở những thời điểm khác nhau, bạn có thể phân tích, đối chiếu và định vị được sét xảy ra ở đâu".

Katrina Virts, nhà nghiên cứu tại Trung tâm Du hành Không gian Marshall thuộc NASA, đã lập một dạng bản đồ sét sau khi nghiên cứu những dữ liệu này.

"Virts chỉ ra hai dải trông giống làn tàu chạy trên biển", Thornton cho biết. Họ nhanh chóng phát hiện, sấm sét xảy ra thường xuyên hơn ở những làn tàu thuyền chạy.

Khi nghiên cứu các hạt aerosol và mối liên hệ của chúng với sự hình thành mây và sấm sét, Thornton nhận ra chất xúc tác chính là các hạt từ khí thải của tàu thuyền. Trên đất liền có rất nhiều hạt vật chất tạo ra do cháy rừng, bụi hay ô nhiễm. Nhưng ngoài biển vốn không có nhiều hạt như vậy.

Việc bơm thêm nhiều hạt vật chất trong một vùng nhỏ mà đáng lẽ không khí rất sạch khiến những cơn bão trở nên nguy hiểm hơn với nhiều sấm sét.

Những hoạt động gây ô nhiễm của con người không chỉ ảnh hưởng dài hạn đến khí hậu mà còn có thể trực tiếp tác động ngay đến thời tiết. "Bằng việc thêm các hạt từ khí thải tàu vào khí quyển, có thể chúng ta đang biến những cơn mưa bão bình thường thành giông bão kèm sấm sét", Thornton cho biết.

theo VNExpress

Other news

Monday,11/09/2023
Chiều 10.9, đại diện chủ đầu tư dự án xác nhận với PV Báo Lao Động, 1 tháp cẩu phục vụ trong dự án xây dựng trụ sở làm việc các sở, ban, ngành (nhà hợp khối) tỉnh Cao Bằng vừa bị sét đánh trúng.
Tuesday,22/08/2023
Sét đánh không phải lúc nào cũng gây chết người như Bạn vẫn nghĩ, thực tế khoảng 90% trường hợp bị gặp thiên lôi vẫn sống sót, tuy nhiên vẫn có nhiều di chứng để lại lâu dài. Vậy điều gì xảy ra khi bạn bị sét đánh ? Làm thế nào để sống sót ?
Saturday,24/06/2023
Trong ngày sinh nhật thứ 28 của mình, Amber Escudero-Kontostathis đã không may là 1 trong 4 nạn nhân bị sét đánh ở Lafayette Square. Tim của Amber đã ngừng đập hai lần, nhưng cô đã may mắn vượt qua và sống sót.
Thursday,04/05/2023
Cameras around the launch pad captured views of lightning hitting the lightning protection mast on top of the fixed tower at pad 39A. The lightning mast is designed to divert electrical charges down catenary wires to the ground, and away from a rocket standing on the launch pad. The system appeared to work as intended
Tuesday,14/05/2019
Theo tin từ truyền thông, trạm thu phí đường cao tốc NB-LC đã bị sét đánh ngày 14/5/2019 gây tổn thất nặng nề, phải tiến hành thu phí thủ công. Tổng công ty VEC sẽ tiến hành đầu tư trang bị hệ thống chống sét cho trạm thu phí một cách đồng bộ hơn để đảm bảo an toàn cho tuyến giao thông quan trọng này
Wednesday,07/12/2022
How to Survive Lightning Strikes. How to react in case of storm ? On this technical notebook we offer you a list of safety recommendations for the security of people against electrical storms.
Friday,20/08/2021
Ngày 19/8/2021 vừa qua tại khu căn hộ Ecogreen Quận 7 của mình, Anh Nguyễn An Lộ đã kịp thời chụp được các tấm hình toàn cảnh ghi lại khoảnh khắc về giông sét trên bầu trời thành phố Hồ Chí Minh.
Tuesday,06/12/2022
Rất nhiều trường hợp bị sét đánh nhưng chưa đến mức tử vong ngay, chúng ta cần áp dụng biện pháp cấp cứu người bị sét đánh tạm thời trước khi đưa đến bệnh viện. Yêu cầu trong cấp cứu người bị sét đánh là Nhanh chóng, khẩn trương : Cấp cứu tại chỗ + kiên trì + liên tục
Tuesday,06/12/2022
Trung bình, mọi máy bay dân dụng của Mỹ đều bị sét đánh ít nhất một lần mỗi năm. Thế nhưng, từ năm 1967 đến nay, công nghệ hiện đại có thể đảm bảo độ an toàn gần như tuyệt đối cho các chuyến bay