Hệ thống điện năng lượng mặt trời cho nhà ở dân dụng thường sử dụng các tấm pin đặt trên mái nhà với số lượng hạn chế do diện tích, do vậy cho công suất khá nhỏ và điện áp khá thấp (thường dưới 500Vdc). Mục đích của các hệ thống này nhằm tạo thêm một phần điện bổ sung vào lượng điện tiêu thu của gia đình. Do vậy, giải pháp chống sét điện mặt trời áp mái cũng phải phù hợp với hiệu quả đầu tư nhưng vẫn đảm bảo an toàn cho tài sản và con người.
1. Chống sét trực tiếp cho ngôi nhà & giàn Pin NLMT
Lắp đặt hệ thống chống sét trực tiếp theo 1 trong 2 công nghệ:
- Sử dụng phương pháp chống sét truyền thống Franklin bằng các kim bằng sắt hoặc đồng đặt trên mái nhà. Không nên sử dụng các loại kim thu sét phát xạ sớm có bán kính bảo vệ lớn, vì nó chủ động thu sét trong một vùng rộng lớn để đưa về hệ thống sẽ có sự tác động không tốt.
- Hoặc sử dụng giải pháp phân tán sét của hãng Alltec USA với các đầu kim phân tá điện tích (như kim tán sét TS400-SS-24), đây là công nghệ sử dụng lý thuyết phân tán điện tích để hạn chế thu dòng sét về (ngược với kim Franklin), hoặc nó cũng có thể trở thành chức năng thu lôi như kim Franklin truyền thống - nghĩa là nó có đồng thời cả 2 chức năng (phân tán + thu sét)
2. Chống sét lan truyền cho hệ thống điện
3. Lắp đặt hệ thống tiếp đất
- Hệ thống tiếp đất phải được thi công đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật để đảm bảo an toàn không chỉ cho thiết bị mà còn cho người sử dụng bên trong nhà, trường hợp lắp đặt không đảm bảo sẽ có hiện tượng điện áp bước gây chết người
- Hệ thống tiếp đất sẽ sử dụng chung cho tiếp đất an toàn của các cấu kiện khung giá đỡ, cho các thiết bị chống sét lan truyền và cho kim phân tán sét (trường hợp sử dụng kim thu sét ese thì có thể làm riêng và kết nối với hệ thống chung qua thiết bị đẳng thế)
Video giới thiệu chống sét lan truyền cho nhà ở dân dụng
Danh mục các thiết bị và sản phẩm của giải pháp chống sét cho điện mặt trời áp mái được đề xuất như bên dưới, người dùng có thể chọn sản phẩm phù hợp để lắp đặt.